Để cuộc sống của du học sinh tại Nhật dễ dàng hơn thì bạn cần phải nắm rõ những thông tin về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình tại đây. Dưới đây là những lưu ý về vấn đề này mà ITC đã tổng hợp muốn gửi đến các bạn khi tìm hiểu về chủ đề du học Nhật Bản.
Du học Nhật Bản không phải là con đường trải hoa hồng. Việc bạn có thể đặt chân tới Nhật Bản để bắt đầu cuộc sống học tập chỉ là bước đầu tiên trong hành trình. Trang bị những kiến thức về xã hội kỹ năng sống sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống du học sinh tại Nhật.
Quyền lợi nghĩa vụ của du học sinh Nhật Bản
Quyền lợi
Khi có chứng nhận hoạt động ngoài tư cách lưu trú do Cục quản lý Xuất nhập cảnh, DHS được làm thêm với quy định cụ thể như sau:
Trong kỳ học: Tối đa 28 tiếng/tuần
Trong kỳ nghỉ (các kỳ nghỉ Xuân, Hạ, Thu, Đông): Tối đa 40 tiếng/tuần
Vi phạm quy định trên, Nyukan có thể không cho Du học sinh tại Nhật tiếp tục gia hạn visa nên DHS cần thực hiẹn nghiêm túc.
Được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người nước ngoài sinh sống hợp pháp tại Nhật Bản.
Tham gia Bảo hiểm quốc dân (Kokumin kenko hoken) (miễn 70% chi phí khám chữa bệnh).
Ngoài các hoạt động bị cấm như: tham gia các tổ chức tôn giáo, bầu cử, kinh doanh trái phép, DHS được hưởng đầy đủ quyền lợi như người Nhật.
Nghĩa vụ
Thực hiện đúng tư cách “DU HỌC SINH”.
Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Nhật Bản
Tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân và đóng tiền bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn
Đóng thuế đầy đủ khi có thuế thu nhập từ tiền lương làm thêm
Tư cách
Du học sinh (DHS): Đây là tư cách chính phủ Nhật Bản cung cấp cho bạn đến Nhật để học tập, không phải để đi làm việc và kiếm tiền.
Nếu không có lý do chính đáng mà quá 3 tháng không có hoạt động gì trong Tư cách lưu trú sẽ trở thành đối tượng bị xem xét xóa bỏ Tư cách lưu trú.
Lưu ý để đảm bảo tư cách lưu trú
Để đảm bảo tư cách lưu trú (tức là gia hạn được Visa) bạn cần lưu ý:
Tỉ lệ lên lớp
Dưới 80%: Không được Nyukan xét gia hạn Visa
Từ 80% trở lên: Được Nyukan xét gia hạn Visa
Nguy cơ khi duy trì tỉ lệ lên lớp mức xấp xỉ trên 80%
Làm sao nhanh thích nghi cuộc sống cho du học sinh ở Nhật
Để có thể sớm thích nghi với cuộc sống xa gia đình, vừa học, vừa làm, khi còn ở Việt Nam, nên học cách sống tự lập và tự chăm lo cho bản thân. Ví dụ có thể tham gia phụ giúp ba mẹ việc nhà, làm thêm một công việc gì đó cuối tuần…Du học sinh tại Nhật không cần quá khéo léo, đảm đang, nhưng phải đảm bảo để dù không có người thân kề bên vẫn có thể duy trì cuộc sống. Đặc biệt nên tập dần tính kỉ luật, đúng giờ vì đây là những điều xã hội Nhật rất coi trọng.
Nên có ý thức rèn luyện sức khỏe và hình thành dần các thói quen sinh hoạt điều độ từ bây giờ. Nhiều bạn trẻ không coi trọng phần này, nhưng sang Nhật rồi các bạn sẽ nhận ra. Ở Nhật, khí hậu khắc nghiệt hơn, cuộc sống nhiều khó khăn hơn. Nếu chỉ có ý chí tốt thôi thì chưa đủ, cần phải có sức khỏe, sức bền. Dù các bạn có quyết tâm đến đâu mà nay ốm, mai yếu thì cũng chẳng thể làm được gì. Ngay cả khi xin việc làm thêm tại Nhật, những bạn có vẻ ngoài khỏe mạnh cũng sẽ gây được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
Nếu có sự chuẩn bị đầy đủ thì cuộc sống ở Nhật không đáng sợ đến mức “bát cơm chan đầy nước mắt” như một số du học sinh mô tả. Có thể các bạn sẽ sút đi vài cân, ngủ ít đi vài tiếng và có nhiều việc phải lo toan hơn. Nhưng hãy tin rằng những gì các bạn bỏ ra đều sẽ mang lại kết quả xứng đáng. Miễn có định hướng đúng đắn và quyết tâm học tập, chắc chắn các bạn đều sẽ có được những thành công nhất định.
Học bổng cho đối tượng là du học sinh Nhật Bản
Chế độ học bổng cho đối tượng là du học sinh do chính phủ Nhật (Bộ giáo dục), cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật, các đoàn thể tự trị địa phương và hiệp hội giao lưu quốc tế... thực hiện. Có thể xem qua về những chế độ học bổng này ở “Sổ tay học bổng du học sinh Nhật Bản” do cơ quan hỗ trợ sinh viên của Nhật phát hành hàng năm.
Không tự nhiên mà người ta dùng từ “săn” học bổng. Học bổng du học Nhật Bản, cũng như các học bổng du học khác, không dễ đạt được. Dù số lượng nhiều và đa dạng, nhưng mỗi học bổng lại có những yêu cầu khác nhau. Học bổng càng ở bậc cao (đại học, cao học) và càng có giá trị lớn thì yêu cầu cũng càng khắt khe. Kể cả những học bổng hỗ trợ (Không phải học bổng toàn phần) cũng có yêu cầu hoặc ràng buộc nhất định. Tất cả học bổng đều yêu cầu sự nỗ lực từ phía học sinh, không có gì là “cho không” hết.
Trên thực tế thì chi phí du học Nhật Bản không cao (nếu không muốn nói là thấp hơn nhiều) so với chi phí du học tại Anh, Mỹ, Úc,… trong khi mức độ phát triển và chất lượng đào tạo không hề thua kém. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh tại Nhật làm thêm. Các bạn có thể trang trải chi phí sinh hoạt bằng tiền làm thêm này. Du học tự túc nghe có vẻ tốn kém, nhưng với Nhật Bản, đó là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.